MỘT SỐ BÀI ĐĂNG TRÊN BÁO “LỀ PHẢI”

Hà Nội: Thánh lễ truyền chức cho 57 linh mục
22:59′ 29/11/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) – Sáng 29/11, Tổng Giáo phận Hà Nội đã tổ chức Thánh lễ đồng tế truyền chức linh mục cho 57 thầy Phó tế thuộc 8 giáo phận miền Bắc do Đức Hồng y Crescenzio Sepe làm chủ tế.

 

Soạn: AM 634673 g��i đến 996 để nh��n ảnh này
Toàn cảnh buổi Thánh lễ. Ảnh: H.Vinh
 

Phó Thủ tướng Vũ Khoan và Hồng y Bộ trưởng Truyền tin Crescenzio Sepe trong cuộc gặp gỡ chiều 28/11. Ảnh: AFP

Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, sinh năm 1944, người Ý, giữ chức Bộ trưởng Truyền giáo từ năm 2001. Ông là quan chức cao cấp nhất của Vatican đến Việt Nam kể từ năm 1975. 

Các thầy phó tế trong buổi Thánh lễ truyền chức. Ảnh: H.Vinh
Tham dự Thánh lễ đồng tế có các Giám mục của 8 giáo phận miền Bắc gồm: Vinh, Thanh Hoá, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Hải Phòng, Hưng Hoá, Hà Nội và các vị trong đoàn của Toà Thánh Vatican đang ở thăm Việt Nam. Cùng tham dự Thánh lễ, có khoảng 400 Linh mục và rất đông đảo giáo dân ngồi chật kín các con đường trước quảng trường Nhà thờ Lớn, các phố Nhà Chung, Hàng Trống, Lý Quốc Sư, Ấu Triệu…
 

 

Hồng y Bộ trưởng Truyền tin Crescenzio Sepe. Ảnh: H.Vinh
 

Soạn: AM 634649 g��i đến 996 để nh��n ảnh này
Ban phép lành cho giáo dân. Ảnh: H.Vinh

Với Giáo hội Công giáo Việt Nam, đây được coi là một sự kiện trọng đại chưa từng có. Chị Hoa, một giáo dân nói: “Chúng tôi rất vui mừng có thêm nhiều vị chủ chăn mới”.

 

Giáo dân ngồi chật kín các phố lân cận quảng trường Nhà thờ Lớn. Ảnh: H.Vinh
 

Soạn: AM 634659 g��i đến 996 để nh��n ảnh này
Linh mục, công an cùng giáo dân tham gia giữ gìn trật tự (chụp lúc 5 giờ sáng 29/11). Ảnh: H.Vinh

Trước đó, ngày 28 tháng 11 sau khi đến Việt Nam, Hồng y Crescenzio Sepe đã đến chào Phó thủ tướng Vũ Khoan.

Trong buổi gặp gỡ, Đức Hồng y Sepe đã phát biểu với Phó Thủ tướng rằng, mối quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Hà Nội đã có nhiều tiến bộ, đã đạt được những bước phát triển và mong muốn mối quan hệ đó phát triển hơn nữa.

ĐHY Bộ trưởng Truyền giáo Vatican Crescenzio Sepe và Phó Thủ tướng Vũ Khoan đồng ý trao đổi thêm các chuyến viếng thăm giữa Vatican và Việt Nam.  

Dự kiến, Đức Hồng Y Sepe sẽ thăm và làm việc tại 3 Tổng Giáo phận Hà Nội, Huế, TPHCM và 2 Giáo phận khác là Hưng Hóa và Bà Rịa trong vòng một tuần.

 

XIN CHIA SẺ VỚI NHỮNG NGƯỜI KITO GIÁO LỜI CẦU NGUYỆN
23:58′ 01/04/2005 (GMT+7)

Liên tục trong những ngày này, sự kiện sức khỏe Giáo Hoàng sa sút được VietNamNet cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác cập nhật liên tục và trở thành một đề tài nóng trên toàn thế giới nhất là đối với những người Công giáo như tôi.

Trên một số kênh truyền hình, hình ảnh những buổi lễ cầu nguyện, những gương mặt buồn rầu, những giọt nước mắt dành cho Giáo Hoàng đã gây cho tôi một sự xúc động sâu sắc.

Ngày hôm qua, Ngài đã được chịu phép Xức dầu (nghi lễ cuối cùng dành cho những người Kitô giáo khi còn sống). Với tôi Đức Giáo Hoàng John Paul II đã để lại nhiều ấn tượng đặc biệt bởi khi Ngài đăng quang cũng là lúc tôi đã trưởng thành và cũng đã có những nhận thức nhất định về đời sống tôn giáo và những gì mà vị chủ chăn của chúng tôi đem lại cho giáo dân

Ngày 16/10/1978, một luồng khói trắng bốc lên trên ngôi nhà thờ đang có sự kiện bầu cử Giáo Hoàng, thông báo cho thế giới rằng một vị Giáo Hoàng mới đã được chọn lựa. Hồng Y Karol Wojtyla ở Krakow, Ba Lan, được bầu làm Giáo Hoàng trước sự ngạc nhiên của mọi người, vì đây là người gốc Ba Lan đầu tiên là vị Giáo Hoàng đầu tiên không phải là người Ý kể từ 455 năm qua được lên ngôi vị này, và cũng là vị Giáo Hoàng trẻ nhất trong lịch sử của thế kỷ 20 – lên ngôi năm 58 tuổi.

Cuộc đời của Ngài đã trải qua nhiều thăng trầm trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động. Người ta biết đến, nói đến Ngài nhiều hơn vì những nỗ lực, ý chí và nghị lực, những thay đổi có tính chất cởi mở đối với Giáo hội Thiên Chúa Giáo.

Từ khi lên làm Giáo Hoàng, Ngài đã nhanh chóng trở thành một nhà lãnh đạo tinh thần hết sức năng động và đứng trong hàng đầu của cộng đồng Kitô giáo trên toàn thế giới.

Đến năm 1998, sau 20 năm tại ngôi, trong tinh thần Ngài tự nói là “một người hành hương của Chúa”, Ngài đã đi thăm hơn 100 nước và tính ra đã đi quãng đường tương đương với 27 lần vòng quanh trái đất. Đến nay, con số các quốc gia Ngài viếng thăm đã là 130 nước.

Quãng đời 25 năm phục vụ Giáo hội Công Giáo trên cương vị Giáo Hoàng, vị Chủ chăn của cộng đồng Kitô hữu đồng thời cũng là một chính khách cổ vũ không mệt mỏi cho hòa bình và tình yêu thương, sự công bằng cho nhân loại.

Trong những năm gần đây, sức khỏe của Đức Giáo Hoàng đã xuống trầm trọng với các lần phẫu thuật hay chấn thương vào các năm 1992, 1993, 1994 và 1996. Năm 2001, các bác sĩ xác nhận ngài bị bệnh Parkinson.

Thế giới nói chung đang tập trung sự chú ý của mình đối với sức khỏe của Ngài. Kể cả người từng nổ súng ám sát Giáo hoàng John Paul II năm 1981 đã gửi một lá thư chúc Ngài mau chóng hồi phục sức khoẻ. Cộng đồng Kitô giáo nói riêng trên toàn cầu đang hướng về Vatican, nơi vị Chủ chăn của Giáo hội đang “dọn mình về với Chúa” bằng những buổi lễ, những lời cầu nguyện, những điện thư, tâm tình với niềm hi vọng một “phép màu” giúp Ngài vượt qua bệnh tật và được bình an trong tay “Chúa quan phòng”.

Với tất cả tấm lòng của một người Kitô giáo, tôi xin chúc Giáo Hoàng vượt qua giai đoạn khó khăn về sức khỏe. Xin Chúa hãy nâng đỡ để cây thánh giá trên vai Đức Thánh cha bớt nặng. Xin chia sẻ với những người bạn Kitô giáo lời cầu nguyện trong những ngày này… Amen!

Joan Baotixita Nguyễn
http://www.vnn.vn/bandocviet/2005/04/404379/

NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT QUANH SỰ KIỆN ĐỨC GIÁO HOÀNG QUA ĐỜI
06:32′ 08/04/2005 (GMT+7)
Hôm nay (8/4), lễ an táng Đức cố Giáo Hoàng John Paul II sẽ được tổ chức tại Vatican. Xung quanh sự kiện Giáo Hoàng John Paul II qua đời, có nhiều điều còn ít được biết đến. Có những điều lần đầu tiên xảy ra trong nghi thức tang lễ một vị Giáo Hoàng.

Xác nhận cái chết của Đức Giáo Hoàng bằng điện tâm đồ

Cố Giáo Hoàng John Paul II được liệm bằng phẩm phục màu đỏ.
Tòa Thánh lật qua một trang mới khi cho công bố chi tiết về giấy chứng tử của Đức Giáo Hoàng. Trước đây, vị Hồng Y Nhiếp Chính thường dùng búa bằng bạc gõ vào trán 3 lần và kêu tên vị Giáo Hoàng để chắc chắn ngài đã chết.

Lần này, thay vì chỉ dùng búa bằng bạc, vị bác sĩ riêng của Đức Giáo Hoàng John Paul II đã dùng điện tâm đồ. Sau đó, Tòa Thánh công bố toàn bộ chi tiết bệnh trạng dẫn đến cái chết của Ngài. Một điều chưa bao giờ xảy ra.

Tại sao thi hài Đức cố Giáo Hoàng được mặc phẩm phục đỏ?

Màu đỏ “có liên quan tới các ngày lễ của các Thánh Tông Đồ” – Đức Ông Anthony Sherma, Phó Giám đốc Văn phòng Phụng vụ của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ cho biết.

Đức Ông giải thích thêm, Đức Giáo Hoàng là người kế vị Thánh Phê rô Tông đồ, người đứng đầu trong số các tông đồ của Chúa Giê su. Bất cứ ĐGH nào tạ thế thì phẩm phục cũng sẽ là màu đỏ và bất kỳ Ngài tạ thế vào mùa nào, mùa Chay, mùa Vọng. Thi hài của ĐGH khi đưa vào quan tài trong ngày 8/4 chắc chắn sẽ được mặc phẩm phục màu đỏ.

Khi Đức Giáo Hoàng hấp hối, lần đầu tiên quảng trường Thánh Peter để ngỏ

Từ khi Đức GH John Paul II hấp hối, quảng trường Thánh Peter luôn đông nghịt.
Sự bình dân và nổi tiếng của cố GH John Paul II lúc còn sống cũng đã tạo nên nhiều vấn đề về tổ chức cho Tòa Thánh. Khi Ngài đang hấp hối, hàng mấy chục ngàn người tràn vào quảng trường Thánh Peter để cầu nguyện cho Ngài.

Trong đêm thứ Năm, Tòa Thánh còn đóng quảng trường Thánh Peter nhưng sau đó lại để ngỏ. Các viên chức Tòa Thánh cũng tham gia các buổi cầu nguyện diễn ra trước tiền đình Đền thờ Thánh Peter. Trong những giờ phút đó, trước cả hàng trăm ngàn người đứng, quỳ đọc kinh cầu nguyện mà chẳng có viên chức Tòa Thánh nào có bài bản trong tay.

Thông báo tin Giáo Hoàng qua đời bằng Email

Cách thức thông báo cái chết của Giáo Hoàng lần này cũng là một điều chưa từng có: bằng email. Điều này tạo ra một sự hoảng loạn tại phòng báo chí Tòa Thánh, nơi hàng trăm nhà báo ngồi chờ tin tức. Đa số đã trông chờ tiến sĩ Joaquins Navarro-Valls đích thân ra thông báo.

Trong nhiều năm nay, văn phòng báo chí Tòa Thánh đã có ước lệ với các thông tấn xã lớn, trong đó có thông tấn xã CNS của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ là khi có tin tức gì quan trọng, Văn phòng sẽ gởi email cho họ, đồng thời SMS vào điện thoại di động để họ biết mà mở email ra xem hầu thông báo kịp thời trên toàn thế giới.

Vì thế, sau khi Đức cố GH John Paul II qua đời, điện thoại di động của các ký giả trên thế giới rung lên và email thông báo về cái chết của Đức Thánh Cha xuất hiện ngay sau đó. Việc này gây ra hoang mang cho các nhà báo trực ngay tại chỗ. Nhiều người lầu bầu vì nhận được tin trễ. Họ khẩn khoản yêu cầu các nhân viên xác nhận tin Đức Thánh Cha qua đời. Tình trạng lộn xộn tại phòng báo chí Tòa Thánh diễn ra khá lâu. Một lúc sau ông Valls mới xuất hiện để bổ sung thêm các chi tiết.

Trong thời đại Internet, phát sinh trong triều đại Giáo Hoàng John Paul II, cái chết của Ngài cũng được đánh dấu bởi những dấu chỉ của thời đại. Trang chủ website Vatican được thay đổi ngay sau cái chết của Ngài với chủ đề “Sede Vacante” (Tòa Thánh trống ngôi) và hàng loạt những hình ảnh trong suốt 26 năm 5 tháng 18 ngày của triều đại Giáo Hoàng John Paul II.

Lần đầu tiên, thi hài của một Giáo Hoàng được truyền hình trực tiếp

Hình ảnh thi hài một vị Giáo Hoàng theo truyền thống vẫn được xem là điều gì đó cần phải được bảo vệ khỏi giới truyền thông. Phải có những phép tắc đặc biệt lắm mới có thể chụp hình. Lần này, cả những phóng viên đang đứng lang thang ngoài đường cũng được nhanh chóng mời vào. Một chương trình truyền hình trực tiếp được cho phép quay hình và truyền đi toàn thế giới.

Số nguyên thủ quốc gia đến viếng đạt mức kỷ lục

Đoàn Hoa Kỳ viếng thi hài Đức cố Giáo Hoàng John Paul II.
Hơn 200 vị nguyên thủ quốc gia sẽ đến Roma tham dự tang lễ Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II được tổ chức vào 10 giờ sáng nay, 8/4.

Trong tang lễ của vị tiền nhiệm Đức Giáo Hoàng John Paul I, không có sự hiện diện của vị Tổng thống nào. Và trong tang lễ của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI qua đời năm 1978 chỉ có ba vị nguyên thủ quốc gia là Tổng thống xứ Malta, Zambia và Lebanon.

Mặc quần Jeans hay đội mũ bóng rổ cũng được vào viếng

Yêu cầu ăn mặc chỉnh tề vẫn được duy trì với những người đến viếng thi hài Đức Giáo Hoàng. Nhưng lần này, người ta thấy một người đội mũ chơi bóng rổ và các thanh niên thiếu nữ mặc quần jean cũng được cho phép vào viếng.

Những người khiêng thi hài sẽ không thay đổi

Theo cuốn sách nghi lễ an táng Giáo Hoàng, nếu Đức Giáo Hoàng được chôn cất dưới hầm Đền Thờ Thánh Phêrô, thì những người đã khiêng thi hài Đức Giáo Hoàng từ Dinh Tông Tòa đến Đền Thờ Thánh Phêrô, sẽ là những người đưa linh cữu Giáo Hoàng xuống hầm Đền Thờ.

Sau Thánh Lễ an táng là Thánh Lễ Tưởng Niệm được gọi là “novendiali” được tổ chức 9 ngày và công chúng được phép tham dự. Những vị cử hành Thánh Lễ này được luân phiên và thuộc vào trong 7 nhóm: nhà nguyện giáo hoàng, giáo sĩ cự ngụ trong thành Vatican, Giáo Phận Roma, giáo sĩ thuộc các Vương Cung Thánh Đường chính tại Roma, Giáo Triều Roma, Giáo Hội Đông Phương và cuối cùng là các Dòng Tu.

Khi các Thánh Lễ tưởng niệm 9 ngày kết thúc, giáo hội Công Giáo bước sang giai đoạn khác là các nghi thức và phụng vụ theo như trong cuốn “Ordo Ritưm Conclavis” (Nghi Thức của Cơ Mật Viện).

Bầu tân Giáo Hoàng: chỉ có 3 vị Hồng y cũ

Trong ngày hội nghị các Hồng Y lần thứ 3 vào ngày 6/4, Hồng Y Đoàn đã quyết định ngày khai mạc Cơ Mật Viện để bầu Tân Giáo Hoàng vào ngày thứ Hai 18/4, sau khi vừa kết thúc đúng 9 ngày lễ tưởng niệm Đức cố Giáo Hoàng John Paul II.

Lần họp Cơ Mật Viện lần này chỉ có 3 vị Hồng y đã từng ở trong Cơ Mật Viện bầu Đức GH John Paul II tham dự, còn tất cả đều là những vị Hồng y đầu tiên đi bầu tân Giáo Hoàng. Trong đó có Đức Hồng y từ Việt Nam Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.

Thông báo Giáo Hoàng mới không chỉ có khói trắng mà còn cả chuông

Một trong những ước mong và trăn trối của Đức Giáo Hoàng trước khi chết là lần tới, khi bầu cử thành công vị tân Giáo Hoàng, thì ngoài làn khói trắng trên ống khói nguyện đường Sistine còn có thêm chuông Đền Thánh Phêrô sẽ reo vang nữa. Đức TGM Piero Marini, Trưởng ban Nghi lễ Phủ Giáo Hoàng, cho biết.

Lý do là trong quá khứ đã có những lần dân chúng đứng đợi ở dưới quảng trường Thánh Peter không thể phân biệt được rõ ràng khi nào thực sự là khói đen và khi nào là khói trắng.

V.T (Tổng hợp)
Bài đăng trên VietNamNet.vn ngày 8/4/2005
http://www.vnn.vn/thegioi/2005/04/407973/

18h chiều nay, các nhà thờ dâng lễ an táng Giáo Hoàng
16:01′ 08/04/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) – Hiệp thông cùng Giáo hội Hoàn vũ trong niềm tiếc thương Đức Giáo Hoàng John Paul II, chiều nay, tại hầu hết các nhà thờ Công giáo trên toàn quốc sẽ cử hành Thánh lễ An táng Đức cố Giáo Hoàng John Paul II.- Một linh mục thuộc Linh mục đoàn Hà Nội cho hay.

Đức cố Giáo Hoàng John Paul II.
Tại Vatican, bắt đầu từ 2 giờ chiều ngày 8/4 (giờ Việt Nam) các nghi thức cho Thánh lễ An táng Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu. Thủ đô Roma đón tiếp lượng người kỷ lục: hơn 4 triệu người đến vĩnh biệt Đức Giáo Hoàng John Paul II. Hơn 200 nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo cao cấp của thế giới đang có mặt tại đó.

Mấy ngày qua, tại Việt Nam, các Giáo phận đã có những hoạt động tưởng nhớ, cầu nguyện cho Giáo Hoàng.

Tại Hà Nội, nhiều Thánh lễ trọng thể, nhiều đêm canh thức cầu nguyện cho Giáo Hoàng đã tiến hành tại các nhà thờ trên toàn Giáo phận. Tối 5/4 tại nhà thờ xứ Hàm Long, giới trẻ Công giáo đã tổ chức chia sẻ về cuộc đời Đức cố Giáo Hoàng John Paul II. Sau đó là Thánh lễ cầu nguyện do linh mục quản xứ Joseph Vũ Thanh Cảnh chủ tế, đồng tế có các linh mục Paul Bùi Ngọc Tuấn và Joseph Nguyễn Quốc Hùng. Tham dự Thánh lễ có đông đảo bạn trẻ Công giáo Hà Nội, các sinh viên Công giáo và giáo dân các xứ họ lân cận.

Chủng sinh Fanxico Xavie Đặng Quang Doanh, người đã có vinh dự được tham dự Đại hội giới Quốc tế tại Roma và Toronto (Canada) đã chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc về những lần được gặp Đức Giáo Hoàng trong các cuộc Đại hội.

Nhiều người nước ngoài cũng đội khăn tang trong buổi lễ cầu nguyện cho Giáo Hoàng tại nhà thờ Hàm Long 5/4. Ảnh: H.Vinh
Tại Giáo Phận Vinh, (Gồm 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) Tòa Giám Mục ra thông báo kêu gọi toàn thể dân Chúa trong giáo phận cầu nguyện cho Đức Thánh Cha và cử hành tang lễ cầu nguyện.

Chiều ngày 5/4, Đức Giám mục Paul Maria Cao Đinh Thuyên đã cử hành một Thánh lễ long trọng tại Tòa Giám mục Vinh, với sự hiệp dâng của đông đảo linh mục trong giáo phận, các tu sĩ, chủng sinh, và hơn 8000 giáo dân đến từ các xứ trong giáo phận. Trong suốt chín ngày tang lễ, di ảnh của Đức Thánh Cha John Paul II được đặt trong các nhà thờ xứ để nhắc nhở mọi người cầu nguyện cho ngài.

Cũng vào dịp này, đại diện Chính quyền và Công an tỉnh Nghệ An, Ban Tôn giáo tỉnh Hà Tĩnh đã tới Tòa Giám mục Xã Đoài để chia buồn với giáo phận Vinh và thắp hương kính viếng Đức Thánh Cha trước di ảnh của Ngài.

Tại Phát Diệm, các Linh mục, các Tu sĩ nam nữ, các Chủng sinh và rất đông giáo dân từ khắp các miền trong Giáo phận đã trở về nhà thờ Chính Tòa trong ngày thứ Ba 05/04 để hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng. Thánh lễ được tổ chức lúc 17 giờ cùng ngày trong bầu khí trang trọng và sốt sắng. Đây là ngày toàn thể Giáo Phận Phát Diệm hướng về Roma hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ và toàn thế giới để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II. Sau Thánh lễ, tất cả mọi người đã hướng về di ảnh Đức Giáo Hoàng để cùng nhau tưởng niệm người Cha chung.

Tại Huế, ngày 3/3, Linh mục Stanislaô Nguyễn Đức Vệ, Tổng Đại diện Giáo phận Huế đã thông báo tới các Linh mục, Tu sĩ nam nữ, các Chủng sinh, toàn thể giáo dân thuộc Giáo phận Huế chương trình tang lễ cầu nguyện cho cố Giáo Hoàng John Paul II như sau:

1- Mỗi Giáo xứ, Đại Chủng Viện và Cộng đoàn Tu sĩ nam nữ dâng một Thánh lễ Cầu Hồn cho Đức Cố Giáo Hoàng.

2- Trong vòng 9 ngày, mỗi Giáo xứ, Đại Chủng Viện và Cộng đoàn Tu sĩ nam nữ tổ chức cầu nguyện cho Đức Cố Giáo Hoàng theo cách thức mỗi nơi.

3- Giáo phận sẽ tổ chức lễ Cầu hồn cho Đức Cố Giáo Hoàng vào lúc 06 giờ 00 sáng thứ Năm ngày 14 tháng 04 năm 2005 tại Nhà Thờ Chính Toà Phủ Cam.

Thánh lễ tại Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Tại Giáo phận Phú Cường, tỉnh Bình Dương, Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng đã được tổ chức trọng thể. Các vị đại diện Chính quyền của tỉnh Bình Dương cũng đã đến trân trọng đặt vòng hoa và dâng hương tưởng niệm trước di ảnh của Đức Giáo Hoàng John Paul II, đồng thời đọc thư chia buồn của lãnh đạo tỉnh gởi tới Đức Giám mục, các Linh mục, Tu sĩ và bà con giáo dân trong Giáo phận.

Trong bài giảng Lễ, Đức Giám Mục đã lược lại những nét hoạt động đầy nhiệt tâm tông đồ trong cuộc đời của Đức Giáo Hoàng John Paul II và gọi mời các thành phần dân Chúa noi gương Đức Giáo Hoàng, tiếp tục sống dấn thân yêu thương và phục vụ theo tinh thần của Tin Mừng trong đời sống hằng ngày.

Trước đó, ngày 4/4/2005 Tòa Giám mục Phú Cường đã ra thông báo về chương trình tang lễ cầu nguyện cho Đức Cố Giáo Hoàng John Paul II:

Tất cả các Nhà thờ trong Giáo phận sẽ treo cờ tang kể từ ngày ra thông báo cho đến ngày thi hài Đức Giáo Hoàng được chôn cất.

Toà Giám Mục tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng chung cho cả Giáo phận ngày 05/04, tại nhà thờ Chánh Toà Phú Cường.

Mỗi Giáo xứ sẽ tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, ngày giờ theo sự sắp xếp của cha xứ.

Trong kinh nguyện Thánh Thể, xin bỏ lời cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng cho tới khi có Giáo Hoàng mới, đọc trực tiếp lời cầu nguyện cho Đức Giám mục Giáo phận.

Tại Hải Phòng: Trước diễn biến tình trạng sức khoẻ của Đức Giáo hoàng ngày càng nặng thêm và hầu chắc không thể qua khỏi, vào tối thứ Bảy, 2/4. tại nhà thờ Chính toà đã tổ chức giờ cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng trong giờ phút lâm chung.

Khi được tin Đức Giáo Hoàng qua đời, văn phòng Tòa Giám mục đã thông tin cho các giáo xứ trong Giáo phận điểm chuông báo tin. Trong tuần từ ngày 3-10/4, các nhà thờ trong Giáo phận được mời gọi trang trí di ảnh Đức Thánh Cha và mở cửa đón tiếp các tín hữu đến cầu nguyện, cũng như những người ngoài Công giáo đến kính viếng.

Tại Toà Giám mục và nhà thờ Chính toà trong những ngày này đã tổ chức đón tiếp các cơ quan, tổ chức chính quyền, đoàn thể và cá nhân của thành phố Hải Phòng và các tỉnh thuộc địa bàn Giáo phận đến kính viếng và chia buồn với Giáo hội Công giáo.

Vào hồi 18 giờ ngày 05 tháng 04 tại nhà thờ Chính toà, Đức Giám mục, các linh mục, nam nữ tu sĩ và đông đảo giáo dân trong giáo dân trong Giáo phận đã hợp dâng Thánh lễ trọng thể cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Trước Thánh lễ, cộng đoàn cùng tham dự giờ canh thức và cầu nguyện cho vị Cha Chung của Giáo hội hoàn vũ bằng những hình ảnh, âm nhạc, lời dẫn suy tư về những chặng mốc chính trong cuộc đời của Đức John Paul II.

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh – Sáng 5/4/2005, tại nhà thờ Chính Tòa, Tòa Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ phát tang Đức Giáo Hoàng John Paul II. Giám mục Gioseph Vũ Duy Thống, Giám mục Phụ tá, cha Tổng đại diện G.B Huỳnh Công Minh và trên 300 linh mục đã về để cùng với vị cha chung của gia đình giáo phận Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn dâng Thánh lễ cầu nguyện cho vị cha chung của hơn một tỷ người Công Giáo trên khắp thế giới.

Trước Thánh lễ, ban tổ chức đã dành 20 phút để phát lại một số hình ảnh và đôi nét tiểu sử và những hoạt động, những chuyến công du ra nước ngoài của Đức Thánh Cha. Trước khi dâng Thánh lễ, Đức Hồng Y, Đức Giám mục Phụ Tá, cha Tổng Đại Diện đã cùng dâng hương trước di ảnh của Đức Thánh Cha.

Đức Hồng Y G.B Phạm Minh Mẫn nói: “Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy trước mặt tôi, tất cả anh chị em với những vành khăn tang trắng, những vành khăn tang nầy được đeo lên để tỏ lòng hiếu thảo đối với vị cha chung của hơn một tỉ người trên Thế giới. Còn riêng tôi, tôi xúc động nhiều hơn nữa vì ngài với tôi có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ…“.

Cuối buổi lễ, Đức Hồng Y Mẫn đã dành ít phút để kể lại kỷ niệm về những lần gặp gỡ riêng với Đức Thánh Cha và về câu nói nổi tiếng của ngài: “Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi” và sau cùng Đức Hồng Y nhắn nhủ:

“Toàn thể giáo phận sẽ để tang Đức Thánh Cha trong vòng 9 ngày từ hôm nay đến thứ 3 tuần tới, trong nhà thờ Chính Toà Đức Bà Sài Gòn và hội trường Toà Tổng Giám Mục sẽ đặt di ảnh của Đức Thánh Cha trong suốt thời gian này để cho những ai muốn đến kính viếng và cầu nguyện cho ngài. “mỗi tối thứ 3, thứ 4 tại nhà thờ Đức Bà từ 7 giờ đến 8 giờ và thứ 5 tại Trung tâm Văn hóa Công giáo từ 18 giờ 30 đến 22 giờ sẽ có buổi canh thức và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha”.

V.T

Cầu mong một vị Giáo Hoàng mới thánh thiện

Cộng đồng C ông giáo thế giới vừa trải qua một biến cố đau thương bởi việc Giáo Hoàng John Paul II từ trần . Rất nhiều hình ảnh, nhiều lời nói đã được dùng để ca ngợi Đức cố Giáo Hoàng John Paul II.

Giáo hoàng John Paul II, một “Mục tử tốt lành” đã về với Chúa. Cộng đồng dân Chúa đang ngày đêm chờ đợi, hi vọng và cầu nguyện cho một vị chủ chăn mới.

Đ ám tang của Ngài là một sự kiện lịch sử… tất cả những điều đó nói lên rằng: Ngài là một tông đồ trung thành của Chúa Giêsu, một “Mục tử tốt lành”, một con người dấn thân cho tình yêu nhân loại.

Sự mất mát đau thương, nuối tiếc vừa qua được an ủi phần nào với niềm tin “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại” trong sự Phục sinh cùng với Đức Kitô. Mọi người Kitô giáo đều tin tưởng và hi vọng rằng: Giáo Hoàng John Paul II đã được an hưởng phần thưởng Chúa đã hứa.

Với cộng đồng Công giáo, hình ảnh đàn chiên không có chủ chăn đang ngày đêm thúc giục họ cậy trông vào tình yêu của Thiên Chúa. Nỗi niềm khao khát và hi vọng vào một vị Giáo Hoàng mới đang ngày đêm đốt cháy tâm can.

Giờ đây, khi Conclave ( Cơ mật viện bầu Giáo Hoàng ) sắp nhóm họp, cộng đồng Công giáo đang ngày đêm nguyện cầu trong hi vọng v ề một vị Giáo Ho à ng mới: ” Đó là một sứ giả Tin Mừng không mỏi mệt, đó là một Mục t ử nhân lành, tân tuỵ và hy sinh cho đoàn chiên, và một vị Lãnh đ ạo t inh t hần vừa khiêm tốn, phục vụ vô vị lợi, và vừa kiên trì xây dựng nền văn hoá sự sống văn minh tình thương cho các dân tộc, cho xã hội loài người. Đó được coi như là những đức tính và những tiêu chuẩn đối với riêng tôi” . (Hồng y J.B. Phạm Minh Mẫn).

Nguyện cầu cùng Thiên Chúa đem đến cho cộng đoàn dân Chúa một vị mục tử nhân lành sáng suốt. Toàn thể cộng đồng Công giáo đang chờ đón ngày 18/4 bằng những lời cầu nguyện, xin chia sẻ với các bạn tâm tình này.

J.B Vinh- giáo dân (HN)
Bài đăng trên Vietnamnet – 14/04/2005

Lịch sử bầu Giáo hoàng và Cơ mật viện – Conclave

Vietnamnet – 18/04/2005 Sáng 18/4/2005, Hồng y Đoàn sẽ bắt đầu cuộc họp cơ mật để bầu một người kế vị Thánh Phêrô – vị Giáo hoàng thứ 265 của Giáo hội Công giáo.

Hồng y đoàn vào nhà nguyện Sistina.

Nghi lễ sẽ chính thức khởi đầu bằng việc dâng Thánh lễ trước cuộc bầu cử. Các vị Hồng y dưới 80 tuổi sẽ bắt đầu các cuộc họp cơ mật để bầu cử Giáo hoàng (Cơ mật viện bầu cử Giáo hoàng – Conclave ) bằng cuộc rước trọng thể vào nhà nguyện Sistina .

Mật nghị sẽ bắt đầu với một bài thuyết giảng của Đức Hồng y Thomas Spidlik và nghi thức thề giữ bí mật tuyệt đối về những gì diễn ra trong Mật nghị. Trong lịch sử, chưa bao giờ nghi thức tuyên thệ giữ bí mật tuyệt đối của các Hồng y bị phá vỡ vì bất kỳ lý do nào.

Nguồn gốc ra đời Cơ m ật v iện bầu Giáo hoàng – Conclave

T rong những thế kỷ đầu, các Đức Giáo Hoàng (ĐGH) được chọn đến từ nhiều quốc gia khác nhau, n hưng nhìn chung, các Giáo Hoàng người Ý đã chiếm đa số.

Cách thức bầu Giáo Hoàng cũng thay đổi qua các thời đại. Năm 1179, Hồng Y Đoàn (College of Cardinals) là cơ cấu cao nhất trong Giáo Hội được thành lập để bầu Giáo Hoàng. Lúc đầu số Hồng Y trong Hồng Y Đoàn được giới hạn là 24 vị. ĐGH Phaolô IV (1555-1559) nâng lên 70 vị, tượng trưng cho 70 trưởng lão dân Do Thái ngày xưa. Đến năm 1958, ĐGH Gioan XXIII tăng số Hồng Y lên 75 vị, và năm 1973 ĐGH Phaolô VI nâng lên 120 vị. Qua Tông Huấn Universi Dominici Gregis, ĐGH Gioan Phaolô II đã đưa tổng số Hồng Y có thể lên tới 180 vị. Chỉ các Hồng Y dưới 80 tuổi mới được dự Mật Viện (Conclave) để bầu Giáo Hoàng, nhưng số Hồng Y này sẽ không quá 120 vị.

Ống khói nhà nguyện Sistina được lắp đặt trước mật nghị bầu Giáo hoàng.

Tổng số các Hồng Y hiện nay là 183 vị thuộc 66 quốc gia trên thế giới, nhưng chỉ có 117 vị dưới 80 tuổi là được tham dự Mật Viện để bầu Giáo Hoàng, chia ra như sau: 58 vị ở Âu c hâu, 21 vị ở c hâu Mỹ Latinh, 14 vị ở Bắc Mỹ, 11 vị ở Phi c hâu, 11 ở Á Châu, và 2 vị ở c hâu Úc. Việt Nam hiện nay có hai Hồng Y là Phạm Đình Tụng 86 tuổi, Phạm Minh Mẫn 71 tuổi (5/3/1934), nên chỉ có ĐHY Phạm Minh Mẫn được bầu Giáo Hoàng mà thôi.

Thể thức bầu Giáo Hoàng hiện nay được ấn định do Sắc lệnh “Romano Pontifici Eligendo” (Sắc lệnh về bầu cử Giáo hoàng Roma) do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành năm 1975 được tu chỉnh và bổ túc bằng Tông huấn “Universi Dominici Gregis” (Mục tử toàn thể đoàn chiên Chúa) do ĐGH Gioan Phaolô II ký ban hành ngày 22/2/1996. Tông hiến này quy định chỉ có một cách bầu duy nhất là bỏ phiếu kín sau khi đã cân nhắc kỹ càng. Các vị Hồng Y sẽ viết tên người mình muốn bầu vào trong một lá phiếu có in hàng chữ La Tinh “Eligo in summo Pontifice” (Tôi xin bầu lên chức vị Giáo Hoàng), gấp lá phiếu lại làm bốn, giơ cao lên và từng vị đặt trên Chén Thánh lớn trên bàn thờ.

Trong lịch sử của Giáo Hội trong 9 thế kỷ gần đây, có 3 cách bỏ phiếu đã từng được áp dụng. Thể thức bỏ phiếu thứ nhất là “acclamation” (tung hô) trong đó các vị bộc phát xướng tên của vị mà mình muốn bầu Giáo Hoàng. Thể thức thứ hai là “commission” (uỷ quyền) trong đó các vị Hồng Y uỷ quyền cho một uỷ ban tối thiểu là 9 vị Hồng Y và tối đa là 15 vị Hồng Y và hứa tuân phục kết quả do uỷ ban này chọn ra. Trong thực tế, từ cuối thế kỷ thứ 14 đến nay, cả hai cách này đều không còn được áp dụng. 

C uộc họp của các Hồng y bầu Giáo hoàng vào tháng 11 năm 1268 tại thành Viterbo (phía bắc thành phố Roma) kéo dài trong mấy tháng trời mà không có kết quả. D ân chúng thấy các vị H ồng y nhóm họp bầu mãi mà không chọn được Giáo hoàng, họ đã lấy chìa khoá và khoá chặt dinh thự nơi các vị Hồng y họp. Nhưng cũng không có kết quả, nên họ giảm phần ăn , chỉ cung cấp nước lã và bánh mì cho các vị mà thôi. Cuối cùng , mất gần 3 năm , vào tháng 9 năm 1271 mới bầu được Giáo hoàng , đó là Đức Giáo hoàng Gregory X.

Rút kinh nghiệm , Đức Gregory X khi lên ngôi đã thiết lập Cơ m ật v iện – conclave, nguyên ngữ La tinh là cum-clave, (với chìa khoá) vào năm 1274,nhấn mạnh đến việc giữ kín về tất cả mọi sự việc diễn ra kể từ lúc các Hồng Y được thông báo về cái chết của Đức Giáo Hoàng cho tới khi bầu cử được vị Giáo Hoàng mới. Ngài còn ra chỉ thị từ ngày đó trở đi các cuộc bầu Giáo hoàng phải được tổ chức tại một nơi đóng kín nghiêm ngặt, và các vị Hồng y phải sống trong điều kiện ăn ở tương đối vừa phải .

Một số conclave tiêu biểu trong lịch sử Giáo hội.

Khói trắng sẽ bốc lên ở đây báo hiệu đã bầu được Giáo hoàng mới.

Cuộc bầu Giáo hoàng thứ nhất theo chỉ thị này vào năm 1303 , bầu ra Đức Giáo hoàng Benedictô XI. Sau cuộc bầu cử 1303, có thêm vị Giáo hoàng khác tại thành Avignon ở Pháp . C uộc bầu Giáo hoàng kế tiếp tại Roma vào năm 1378 khi chọn ra Đức Giáo hoàng Urbanô VI. Sau đó có khoảng trống một thời gian lâu mới có cuộc bầu Giáo hoàng tại Roma vào năm 1455 để bầu cử Đức Giáo hoàng Calllistus III. N ăm 1800 Đức Giáo hoàng Piô VII được bầu tại thành Venice chứ không phải tại Roma. 4 cuộc bầu Giáo hoàng sau đó được đưa về Roma, nhưng tại Điện Quirinal Palace, nay là Dinh của Tổng thống Italia .

N ăm 1870 điện Quirinal Palace trở thành Dinh cư trú của Vua Italia , vì sau khi thống nhất các tiểu vương quốc của Italia thì Roma được chọn làm thủ đô của nước một quốc gia Italia thống nhất.

Vào năm 1878 c uộc bầu Đức Giáo hoàng Lêô XIII diễn ra trong thành Vatican. Và cuộc bầu Giáo hoàng tới đây vào ngày 18/4/2005 là cuộc bầu Giáo hoàng lần thứ 54 xảy ra tại điện Sistine bên trong thành Vatican.

Trong quá khứ có những cuộc bầu Giáo hoàng rất lâu và khó khăn . Đ ôi khi có những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc chọn lựa và bầu Giáo hoàng. Đ ó là các vua chúa các nước ở châu Âu muốn ảnh hưởng, làm áp lực và có khi còn muốn khống chế để bầu ra người mà các vua đó ưa thích.

Một yếu tố khác nữa là khi đó không có phương tiện thông tin hữu hiệu, sau khi bầu xong Giáo hoàng thì nhiều vị H ồng y sống ở xa mới được tin về vị Giáo hoàng đã chết, nên không thể tham dự cuộc bầu Giáo hoàng được.

Thế kỷ 20 có 8 cuộc bầu Giáo hoàng, điểm qua các cuộc bầu cử này, phần nào thấy được những yếu tố lịch sử của Cơ mật viện – conclave.  

Giáo hoàng Pio X.

1. Tháng 8 / 1903, 62 vị Hồng y họp để bầu ra người kế vị Đức Lêô XIII. Đây là cuộc bầu Giáo hoàng cuối cùng có thế quyền ảnh hưởng vào. Khi đó, các Vua nước Áo, Vua nước Pháp và Vua nước Tây Ban Nha còn đang có quyền “veto” (quyền phủ quyết) các ứng cử viên Giáo hoàng. Chính vì thế Vua nước Áo đã dùng quyền này loại trừ một ứng cử viên rất vượt trội là H ồng y Mariano Rampolla. Sau này người ta không biết rõ ràng Hồng y Rampolla có phải là người mà các vị Hồng y khác chọn làm Giáo hoàng hay không. Thế nhưng trong cuộc bầu này Hồng y Giuseppe Sarto đã trở thành Giáo hoàng Pius X. Thời gian Cơ mật viện họp bầu là 4 ngày. Sau khi lên ngôi Giáo hoàng, việc đầu tiên vị Giáo hoàng này làm là viết một sắc lệnh huỷ bỏ đặc quyền “veto” của các Vua. Về sau Đức Piô X đã được phong Thánh. 

Giáo hoàng Benedicto.

2. N ăm 1914, những ngày đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất , Đức Giáo hoàng Piô X băng hà , có 57 vị H ồng y họp bầu Hồng y Giacomo Della Chiesa lên ngôi Giáo hoàng sau 3 ngày, qua 10 lần bỏ phiếu , tước vị là Giáo hoàng Benedictô XV. Đ ức Hồng y Chiesa khi đó không phải là ứng cử viên sáng giá và trong danh sách “papabili”, nhưng khi đó Ngài là Tổng Giám mục thành Bologna , được coi là nhà ngoại giao khéo léo, một khả năng hữu dụng để N gài dẫn dắt Giáo Hội trải qua cơn khủng hoảng Âu châu đang ph â n hoá và kh ó khăn vì cuộc đại chiến.

Giáo hoàng Pio XI.

3. Cuộc bầu Giáo hoàng năm 1922 được coi là cuộc tranh cử giữa hai nhân vật nổi bật trong Giáo triều Vatican: một bên là H ồng y “bảo thủ” Merry del Val, bên kia là H ồng y “cấp tiến” Gasparri. Cuộc bầu cử vì thế kéo dài 5 ngày. Sau đợt bỏ phiếu lần thứ 14 (lần bầu lâu nhất thế kỉ 20) mới chọn được Đ ức H ồng y Achille Ratti của thành Milan và Ngài lên làm Giáo hoàng Piô XI. Trong lần bầu cử này, các vị Hồng y Hoa Kỳ không tham dự được vì họ đã không tới Roma trước 10 ngày khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu diễn ra.

Giáo hoàng Pio XII.

4. C uộc bầu Giáo hoàng năm 1939 , châu Âu sắp bước vào cuộc Thế chiến thứ II. Lần bầu cử này , một nhân vật rất được tín nhiệm và tin tưởng với các H ồng y : H ồng y Eugenio Pacelli lúc đó là Bộ trưởng Ngoại g iao Toà Thánh và trước đây từng là Sứ t hần Toà Thánh tại Đức. Tuy dù có câu nói “Đi vào là Giáo hoàng mà ra khỏi phòng họp vẫn là Hồng y”, nhưng luật trừ này đã dành cho Đức H ồng y Pacelli. Chỉ sau 2 ngày, qua 2 lần bỏ phiếu 63 vị Hồng y đã chọn Ngài làm Giáo hoàng Piô XII. Thực ra, Đức Piô XII đã được 2/3 số phiếu trong vòng bỏ phiếu thứ 2 nhưng ngài yêu cầu bỏ phiếu lại để xác nhận. Đức Giáo Hoàng Piô XII là vị nổi bật trong kỳ bầu Giáo Hoàng lần đó nên chỉ không đầy 26 giờ đồng hồ Mật Nghị đã có kết quả. Đây là Mật Nghị ngắn nhất trong lịch sử các cuộc Mật Nghị bầu Giáo Hoàng

Giáo hoàng John XIII.

5. Trước cuộc bầu Giáo hoàng vào năm 1958, ai cũng để ý tới tên tuổi của vị Tổng giám mục Giovanni Battista Montini thuộc thành Milan, d ù lúc đó N gài vẫn ch ưa phải là một H ồng y . Ngài là nhân vật lừng lẫy và tài danh. Ai cũng đoán là Ngài sẽ là Giáo hoàng. Thế nhưng khi 51 vị H ồng y vào phòng họp bầu, sau 4 ngày, các Ngài đã chọn H ồng y thượng phụ giáo chủ thành Venice là Angelo Roncalli. Sau cuộc bầu các nhà phân tích nhận định rằng: các H ồng y đã chọn một nhân vật tuổi có vẻ cao (77 tuổi) vì hy vọng một triều đại G iáo hoàng ngắn ngủi chuyển tiếp mà thôi. Thế nhưng các nhà phân tích cũng sai. Triều đại của Đức Gioan XXIII đã xẩy ra một biến cố rất lớn và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong lịch sử Giáo Hội, đó là Ngài triệu tập Công đồng Vatican II đưa Giáo Hội nhập cuộc vào thế giới tân tiến của thời đại ngày nay. 

Giáo hoàng Paul VI

6. N ăm 1963 , cuộc bầu Giáo hoàng diễn ra giữa lúc Công đồng Vatican II còn nhóm họp. Lần này, người ta lại hướng về T ổng Giám mục Montini thành Milan. Đức Montini được quan niệm là nhà lãnh đạo lý tưởng để hướng dẫn Giáo hội qua những thay đ ổ i nội bộ. Lần họp bầu này số Hồng y đã tăng thêm nhiều, tất cả gồm 80 vị và các vị đại diện cho  nhiều quốc gia, số Hồng y người Ý đã giảm xuống trông thấy. Tuy nhiên người ta cũng đoán trúng, sau 3 ngày Cơ Mật viện họp bầu, Đức H ồng y Montini đã được chọn làm Giáo hoàng với danh hiệu là Phaolô VI

Giáo hoàng John Paul I.

7. Khi Giáo hoàng Phaolô VI qua đời, Hồng y Đoàn đã tăng thêm và càng có tính cách quốc tế hơn. Đức Phaolô VI cũng đặt ra luật lệ là các Hồng y trên 80 tuổi sẽ không được tham gia Cơ Mật v iện bầu Giáo hoàng, tuy vậy số Hồng y dưới 80 tuổi tất cả là 111 vị đã họp bầu tân Giáo hoàng vào tháng 8 năm 1978. Đây là cuộc bầu Giáo hoàng quan trọng ngay sau Công đồng Vatican II, trong thời đại mà phương tiện du lịch quốc tế mau chóng đưa con người gần lại với nhau hơn, các phương tiện truyền thông cũng đang trên đà phát triển mạnh , cuộc bầu Giáo hoàng lần này kéo sự chú ý của toàn thế giới. T hế giới của các vị Hồng y lan rộng tới các lục địa. Các Hồng y qua Công đồng Vatican II đã có dịp làm quen và biết nhau nhiều hơn, hiểu thêm về các vấn đề của thế giới thứ ba và sự tiến triển ngày càng bột phát của kinh tế và thương mại. Chủ nghĩa thực dân đã chấm dứt, nhưng các nước giàu và nghèo lại có thêm khoảng cách sâu rộng thêm. Các Giáo hội địa phương qua các Thượng Hội đồng muốn chia sẻ với thế giới hoàn vũ. Trong bầu khí đó việc tìm chọn ra một Giáo hoàng tương lai với những đức tính và tài năng đáp ứng cho thới đại mới càng trở nên quyết liệt hơn, thao thức hơn… Tên vị Hồng y được nhắc tới nhiều nhất tr o ng giai đoạn này là Hồng y Giuseppe Siri thành Genoa. Thế nhưng kết quả cuối cùng của cuộc bầu sau 2 ngày được trao về cho Hồng y thượng phụ giáo chủ thành Venice là H ồng y Albino Luciani. Ngài lấy tên hiệu là Gioan Phaolô I. Cuộc bầu diễn ra trong không khí nóng nực của mùa hè. Thật khó chịu và khổ sở cho các Đức Hồng y phải sống ngay tại nguyện đường Sistine chật chội và thiếu phương tiện! 

Giáo hoàng John Paul II

8. Triều đại của Đức Gioan Phaolô I chỉ kéo dài có 33 ngày . Có lẽ vì vậy mà lần này, các Hồng y nghĩ đến một vị Giáo hoàng tương lai trẻ trung hơn, mạnh khoẻ hơn hầu đương đầu được với những đòi hỏi của thời đại mới. Tháng 10/1978 khi có cuộc bầu Giáo hoàng người ta lại cũng nhắc tới tên tuổi Hồng y Siri thành Genova và Hồng y Benelli của Florence. Thế nhưng sau 3 ng ày Cơ m ật viện nhóm họp, kết quả thực bất ngờ khi Tân Giáo hoàng là người Ba Lan, báo giới và dân chúng chưa từng nghe tên tuổi vị này. Đ ối với các vị Hồng y khác thì vị Hồng y người Ba lan có tên là Karol Wojtyla đã làm cho các vị có ấn tượng rất đặc biệt, vì trong thời gian họp Công đồng Vatican II, H ồng y Woytyla đã có những đóng góp đáng kể và nhất là Ngài đã lãnh đạo T ổng G iáo phận Krakow của Ngài rất thành công . Vị tân Giáo hoàng lấy tên là Gioan Phaolô II đến từ một nước Xã hội Chủ nghĩa , trẻ trung, đầy nhiệt huyết, bình dân, đạo đức, thực sự đã làm thay đổi bộ mặt của Giáo hội trong thời điểm mà thế giới và xã hội khắp nơi có những thay đổi mạnh mẽ, phi thường về mọi mặt. Vị Giáo hoàng đầu tiên sau 455 không phải là người Ý này đã biến đưa Giáo hội nhập cuộc và o thế giới biến đổi hiện nay.

Cuộc bầu vừa qua , các Hồng y phải sống trong bầu khí nóng bức chật chội, nên khi lên ngôi, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã cho xây nhà trọ Santa Martha tại nội địa cấm thành Vatican. Nhà này có cả hơn 100 phòng làm nơi cho các Hồng y cư trú trong suốt thời gian các Ngài họp bầu vị Tân Giáo hoàng. Những Hồng y thuộc Cơ mật viện bầu Giáo hoàng ngày 18/4/2005 sẽ bắt đầu sống trong nhà trọ này trong thời gian Mật nghị.  

H.Vinh (T ổng hợp)

Trong lịch sử, có cả những Giáo hoàng… giả

Vietnamnet – 20/04/2005

Hồng y đoàn đang tập trung biệt lập trong nhà nguyện Sistina để bầu lên một vị Giáo h oàng mới nối tiếp sự nghiệp của cố Giáo hoàng John Paul II theo những ngu y ên tắc cơ mật. Điểm lại lịch sử các Giáo hoàng thì trong Giáo hội Công giáo đã từng có những thời kỳ khó khăn và xuất hiện những vị Giáo hoàng giả.

Ngày nay, khi bầu GH, các Hồng y được ở biệt lập trong nhà nguyện Sistine, cách ly với thế giới bên ngoài.

Giáo hoàng do hội đồng các Hồng y của Giáo hội bầu lên, được thừa nhận có quyền năng người kế vị Thánh Peter tông đồ của Chúa Giêsu, hành xử quyền Giáo hoàng một cách hợp pháp.

Tuy nhiên, t rong lịch sử Giáo hội Công giáo, đã từng có một số người tự nhận hay hành xử quyền Giáo hoàng một cách không hợp pháp. Người Công giáo gọi họ là Giáo hoàng giả hay nguỵ Giáo hoàng (Antipope). Tờ Annuario Pontificio của Toà Thánh ghi lại, trong lịch sử đã có tới… 37 Giáo hoàng giả.

Giáo hoàng giả đầu tiên là linh mục Hippolito, Ngài quá nhiệt thành với phụng vụ. Khi đó phụng vụ đều đọc các bài sách Thánh trong ngôn ngữ Hy lạp, nên giáo dân Roma không hiểu gì mấy. Đức Giáo hoàng Callisto muốn dân chúng hiểu Phụng vụ nên ủng hộ việc đọc bằng tiếng Latinh, ít ra là cho dân Roma. Hippolito phản đối việc đó và tách khỏi Giáo hội khoảng năm 223 , tự xưng là Giáo hoàng.

Năm 235, cả Giáo hoàng thật là T hánh Pontiano (230-235) và Giáo hoàng giả cùng bị vua Roma bắt lưu đày ở Sardina và hai vị đã làm hoà, cùng chịu tử đạo và được phong Thánh.

Suốt từ thế kỷ thứ III đến đầu thế kỷ XV, nhiều Giáo hoàng giả cũng xuất hiện, đa số do hiểu lầm, nhưng những chế độ chính trị và hoàn cảnh thời đế quốc phong kiến cũng có tác động rất lớn trong những vụ việc đó. Có những vị chỉ “lên ngôi” và rút lui trong một ngày, có vị một tháng, có vị lâu hơn.

Thời kỳ 1378-1417 được gọi là thời kỳ “Đại ly giáo Tây phương”  (Great Western Schism) có nhiều Giáo hoàng giả nhất, thời k ỳ ́ đó cuộc ly giáo xảy ra sau những sự xáo trộn trong việc dời Toà Thánh về Avignon (Pháp) từ năm 1309 đến 1376.

Ở Roma

Đức Gregori XI (1406-1415).

Sau khi Đức Gregori XI (Giáo hoàng người Pháp) qua đời, dân ở Roma muốn bầu một vị người Roma hoặc ít nhất là người Ý. Chúng ta không nên lầm tưởng rằng người Ý và người Roma là một. Đó là hai nước khác nhau, có những quyền lợi và bổn phận khác nhau. Dân chúng Roma mang khí giới tụ họp ở quảng trường biểu tình gây áp lực với các Hồng y đang có mặt. Họ hô hoán suốt ngày đêm đòi một Giáo hoàng người Roma hay ít là người Ý. Hồng y đoàn gồm 23 vị họp trong đồn Thiên Thần có binh lính người Anh giữ an ninh để bầu Giáo hoàng mới, nhưng 7 vị v ắ ng mặt. Số còn lại thì 11 vị là người Ph á p.

Sau nhiều bế tắc, các vị Hồng y đã chọn Đức Tổng Giám m ục Bari, ở ngoài Hồng y đoàn, là Bartolomeo Prignano, người Ý, lên ngôi Giáo hoàng. Lịch sử kể lại rằng, bầu cử xong, các vị Hồng y phải bỏ trốn hết vì sợ dân chúng không hài lòng sẽ làm loạn. Ngài lên ngôi lấy tước hiệu là Urban VI (1378-1389) . Kế vị Urban VI là  các ĐGH Bonifacio IX (1389-1404) ; Innocente VII (1404-1406) ; Gregory XII (1406-1415).

Ở Avignon

Tuy nhiên vì quá thẳng tính, Đức Urban VI (1378-1406) ở Roma làm mất lòng rất nhiều các Hồng y, nhất là các Hồng y người châu Âu. Khi các Hồng y cảm thấy bất mãn với thái độ cứng cỏi của Đức Urban VI, các Hồng y nước Pháp nhớ lại biến cố bầu Giáo hoàng và nghi ngờ bối rối, rồi cho là bất hợp pháp vì bầu cử thiếu tự do dưới võ lực. Các Hồng y nước Ý cũng đồng ý như thế. Do đó, nhân tiện Vua Pháp đề nghị bầu vị Giáo Hoàng khác, các vị Hồng y đã họp tại Avignon và chọn một người Pháp làm Giáo hoàng mới hiệu là Clemente VII (1378-1394) . Cuộc ly giáo bắt đầu. Từ đó, ở Pháp, Kế vị Clemente VIIBenedictô XIII (1394-1423) .

Đại Công đồng p hế t ruất hai Giáo hoàng .

Chân Phước John XXIII.

Trước tình hình Giáo hội bị chia rẽ. Năm 1407, Vua nước Pháp là Charles VI đề nghị cả hai vị Giáo hoàng trên đến họp tại Savona để tìm giải pháp. Benedicto XIII đến, còn Gregory XII thì không. Các vua châu Âu (Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Bohemia, Đức, Ý) và các Hồng y bèn họp Đại Công đồng phế truất cả hai. Chủ thuyết “Đại Công đ ồng trên Giáo hoàng” phát sinh từ đây.

Các Hồng y bầu tu sĩ Pietro Philarghi dòng Phanxico làm Giáo hoàng mới hiệu là Alexandro V (1409-1410) . Kế vị Alexandrô V là Balthasar Cossa hiệu là John XXIII (1410-1415) [Có một vị Giáo hoàng đích thực John XXIII khác (1958-1963), được phong Chân Phước. Phần mộ của ông trước đây, nay chính là nơi Giáo hoàng John Paul II đang yên nghỉ] . Tình trạng càng tệ hơn (vì cùng lúc đã có ba Giáo hoàng). Khi Đức Gregory XII phải bỏ Roma vì chiến tranh thì Roma thuộc về quyền lãnh đạo của Đức Alexandrô V. Khi Đức Alexandrô V từ trần thì Đức Gioan XXIII lên kế vị. Năm 1413 Ngài cũng phải bỏ Roma cho vua Ladislas người thành Angers chiếm đóng. Vua Ladislas bị vua Louis II của Pháp đánh bại. Còn Đức Gioan XXIII phải nhờ vả đến hoàng đế xứ La Đức là Sigismund bảo vệ.

Công đ ồng Constancia t ruất p hế b a Giáo hoàng .

GH Martin V (1417-1431).

Cuộc ly giáo kết thúc nhờ Công đồng Constancia (1413). Hoàng đế Sigismund đề nghị Đức John XXIII (1410-1415) triệu tập Công đồng Constancia, rồi mời luôn hai vị Gregory XII (1406-1415) và Beneditô XIII (1394-1423) đến, nhưng hai vị này không tới. Riêng Đức Gregory XII thì cho biết sẽ từ chức nếu hai vị kia cũng làm như vậy.

Tuy Đức John XXIII hy vọng là mình sẽ được chọn làm Giáo hoàng nhưng khi thấy cả ba vị đều được yêu cầu từ chức thì bỏ trốn. Tuy nhiên Công đồng vẫn tiếp tục. Công đồng thấy vậy truất chức Đức John XXIII. Chủ thuyết “quyền tối thượng thuộc về Công đồng” xuất hiện từ đó. Sau đó Đức Gregory XII cử Đức Hồng y Giovanni Domenici đại diện, tuyên bố thoái vị. Đức Benedicto XIII vẫn không chịu từ chức, nhưng không được vua nào, kể cả vua Tây Ban Nha, ủng hộ . Ngài bị Công đồng cách chức.

Như vậy 1 vị từ chức, và 2 vị bị cách chức. Ngày 11 tháng 11 năm 1417 cử tri đoàn gồm cả Hồng y và 30 Giám mục thuộc các nước Pháp, Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha, mỗi nước 5 vị, bầu Đức Hồng y Otto Colonna, người Roma lên ngôi Giáo hoàng mới, tước hiệu Martin V (1417-1431) .

Ngày nay, việc bầu Giáo hoàng được cách ly cẩn mật, mọi liên lạc với thế giới bên ngoài bị gián đoạn để không bị ảnh hưởng bởi những vấn đề của chính trị, thế quyền.

Bài đăng trên VietnamNet 20/04/2005
 
THƯ CỦA MỘT CÔNG DÂN HẠNG 2 GỬI ĐẠI HỘI ĐCSVN LẦN THỨ XTháng Một 5, 2007 in Uncategorized

 

Kính gửi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X.
Đại hội X đã nhóm họp, người dân Việt Nam dù ở nơi đâu cũng đang hướng về Đại hội. Những ánh mắt có thể mang nhiều suy tư khác nhau với những cách nhìn và ước vọng không giống nhau về Đại hội. Nhưng một người dân Việt Nam, mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, dù là ai, ở nơi chân trời góc bể nào cũng không thể thờ ơ với một sự kiện gắn liền với số phận của dân tộc, của đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Dù bất cứ cái nhìn với thiên kiến nào, sự quan tâm đó cũng là điều đáng trân trọng. Điều đó nói lên bản chất văn hóa truyền thống yêu nước tự ngàn đời của nhân dân ta được xây đắp nên. Đó là sự quan tâm của tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc, không thờ ơ với vận mệnh đất nước trong mọi thời kỳ, trong các sự kiện, diễn biến có ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong và phát triển của đất nước.
Trong tâm tình đó, qua nhiều những trăn trở, tôi muốn gửi những suy nghĩ của cá nhân tôi qua đây đến Đại hội Đảng, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng duy nhất hiện nay đang nắm vận mệnh dân tộc. Những lời này, bằng tất cả tâm huyết, bằng tất cả lòng can đảm và sự thật đang diễn ra trong từng mỗi cá nhân, mỗi con người có thật trên đất nước Việt Nam thân yêu, mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang là lực lượng chịu trách nhiệm lãnh đạo, chịu trách nhiệm về những thành quả và những hậu quả của một giai đoạn lịch sử.
Là một công dân Việt Nam, sống trong lòng chế độ mới, chế độ được coi là Xã hội Chủ nghĩa. Ngay từ khi còn nhỏ đến khi lớn lên cắp sách vào trường, chúng tôi đã từng thuộc nằm lòng câu “Đảng ta vĩ đại – như biển rộng, như núi cao”. Ngay từ những khi biết cất tiếng hát đầu đời, chúng tôi đã ca vang bài hát “Đảng là cuộc sống của tôi”. Chúng tôi đã say sưa hát và say sưa sống trong niềm tin, dù cuộc sống còn muôn vàn gian khổ nhưng hết sức hào hùng trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh thống nhất nước nhà. Với chúng tôi, đã có một thời, Đảng là tất cả, là những hi vọng tốt đẹp, là những hình ảnh luôn sống động và đầy hào quang vẻ vang bằng những chiến sỹ hi sinh bản thân mình vì nghĩa lớn trên mọi mặt của cuộc sống.
Tôi nhớ những ngày xa xưa, mỗi khi có những sự kiện lớn, bọn trẻ con chúng tôi náo nức cầm trên tay cái ống bơ gỉ, cái vỏ đạn đồng làm mõ, làm chiêng từng đoàn đi cổ vũ trong sự náo nức của những người dân, những cái nhìn trìu mến và ấm áp. Những cái nhìn đó thể hiện lòng tin nơi họ. Tôi đã chứng kiến nhiều những cảnh “xe chưa qua, nhà không tiếc”, những hi sinh xương máu, mạng sống của mình không chút ngại ngần của nhiều tầng lớp nhân dân, cán bộ và chiến sỹ trong cuộc chiến thống nhất nuớc nhà. Tôi đã chứng kiến nhiều những gương anh hùng, những hành động Vì miền Nam ruột thịt, vì Chủ nghĩa xã hội của những người dân miền Bắc với một lòng kiên trinh vô hạn.
Họ sẵn sàng chết như những con chiên tuẫn đạo cho niềm tin của mình về một cuộc sống ngày mai, vì tương lai của đất nước rực rỡ, mà trước hết là lòng tin của người dân với Đảng cầm quyền lãnh đạo.
Như mọi người dân Việt Nam khác, chúng tôi vô tư lớn lên trong những sự khó khăn có nhiều khi tưởng chừng như vượt sức chịu đựng của con người với một lòng tin tưởng rằng: Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, một đội quân tiên phong, luôn lấy tiêu chí phục vụ nhân dân, phục vụ mọi người làm mục tiêu phấn đấu sẽ đưa đất nước đi lên cùng với thời đại mới. Đất nước ta sẽ tiến kịp, sẽ “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời chúc và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhiều khi nghĩ lại không khỏi bàng hoàng tại sao trong những hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo như vậy, con người vẫn có thể sống, vẫn có thể vui cười. Tất cả đều có một cội nguồn sức mạnh: Niềm tin. Những khi đó, ý Đảng và lòng dân là một, những khi đó cuộc sống của người dân, tính mạng của người dân, hạnh phúc của nhân dân luôn là nỗi niềm trăn trở, lo lắng của từng Đảng viên, từng tổ chức Đảng từ cơ sở đến Trung ương. Những năm tháng đó, người dân tin vào Đảng bằng một niềm tin sùng kính, không một chút nghi ngờ, bởi vì trước mắt họ, hiện thân của Đảng là những đảng viên đi trước, về sau, lấy hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống của mình.
Thời gian trôi qua, những cuộc chiến tranh liên miên của đất nước đã động viên tận lực sức người, sức của cho việc giữ nước, lòng tin của con người trong chiến tranh vẫn không suy giảm. Thế hệ thanh niên chúng tôi đã từng cắt máu viết tâm thư xin ra chiến trường chống chế độ diệt chủng, chống quân xâm lược bành trướng phương Bắc bằng tất cả suy nghĩ và niềm tin như trẻ thơ, sẵn sàng chết cho Tổ quốc, cho dân tộc và cho Đảng.
Những năm tháng đó, được đứng trong hàng ngũ của Đảng là một mơ ước, là để cống hiến nhiều hơn, để hi sinh nhiều hơn cho lý tưởng, cho tiền đồ đất nước tươi sáng mà không có chút vị kỷ nhỏ nhen tính toán.
Rồi khi nước nhà thống nhất, niềm vui thống nhất chưa trọn vẹn, khi trên đất nước còn đầy những vết thương chiến tranh chưa kín miệng, cả nước theo tiếng gọi của Đảng xây dựng lại Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong công cuộc xây dựng đất nước trong hòa bình, chúng tôi đã chợt bàng hoàng nhận ra, nhiều hành động và cách sống của những đảng viên, đã dần dần bôi đen hình ảnh hào hùng của Đảng đã bao công xây đắp. Từ những chiến sĩ kiên trung với lý tưởng, với nhân dân, dần dần trong Đảng xuất hiện ngày càng nhiều những người cơ hội.
Tiếng nói trung thực, chí công vô tư ngày nào trong những người cán bộ, Đảng viên được tôi luyện trong lửa và máu chiến tranh yêu nước đã dần dần im tiếng hoặc nếu còn cũng chỉ là những tiếng nói yếu ớt, đôi khi lạc lõng trong cơn lốc của nhịp sống kinh tế sôi động. Nhường chỗ cho những tiếng nói trung thực, những gương sáng hi sinh là những tiếng gọi của đồng tiền, là những quan lại Cộng sản ngày càng nhiều.
Thật là một nguy cơ khi một Đảng ngày nào còn là mơ ước trong chúng tôi đã dần dần xấu đi nhanh chóng, niềm tin gần như tuyệt đối ngày nào trong chúng tôi, đã dần dần thay thế bằng những nghi ngờ, khi mà những tấm gương mù gương xấu mà trong rất nhiều những vụ án được đưa ra ánh sáng, đó là những kẻ mang trên mình tấm thẻ đảng viên ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Điều đó có lúc đã làm chúng tôi hẫng hụt trong niềm tin và nhận thức.
Một Đảng ngày nào lấy quyền lợi, lấy lợi ích của nhân dân lao động làm lẽ sống và mục tiêu phấn đấu của mình, chỉ vì một tiêu chí Đảng viên cầm quyền đã tạo thành chỗ cho những kẻ cơ hội cố tình chui vào mong kiếm chác bằng mọi thủ đoạn, mọi toan tính kể cả những thủ đoạn đê hèn nhất.
Lòng tin của người dân đã đặt vào Đảng lớn lao bao nhiêu, khi bị bôi xấu bằng những hình ảnh không đẹp của một số không ít Đảng viên từ thấp đến cao đã bị ảnh hưởng và xói mòn nghiêm trọng thì sự hụt hẫng, mất lòng tin cũng lớn không kém. Điều đó không có gì lạ.
Những phần tử cơ hội chui vào Đảng, đã làm mất đi biết bao những công lao vun trồng xây đắp một hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân của biết bao thế hệ những người Cộng sản đi trước đã hi sinh không kể máu xương, không kể bản thân gia đình, dòng tộc mình cho sự nghiệp chung.
Nhân dân Việt Nam, những người dân luôn mang trong mình lòng nhiệt thành yêu nước dần dần tỏ ra mệt mỏi và chán ngán trước hậu quả không nhỏ của những phần tử cơ hội trong Đảng tạo ra. Nhiều khi, họ đã có cảm giác rằng, niềm tin yêu vô bờ bến của họ đang bị lợi dụng và bị phản bội.
Một khi lòng tin đã không còn như trước, bị suy giảm, thì sự tập hợp sức mạnh toàn xã hội là điều không dễ dàng, thì thiên hạ bất đồng, thì nhân tâm ly tán, thì trong ngoài lục đục, thì trên dưới không yên, đó là điều dễ hiểu. Những chính sách, chủ trương dù đúng đắn, khi không nhận được sự đồng cảm, sự chia sẻ của mọi người trong xã hội, dần dần bị biến tướng và không thể thành hiện thực.
Việc gắn liền chức quyền với danh hiệu Đảng viên, đã làm không ít những người tôn thờ chủ nghĩa vật chất bằng mọi cách chui sâu, leo cao vào hàng ngũ của Đảng. Và qua họ, một số lượng cũng không nhỏ Đảng viên bị lôi kéo tha hóa theo, trong đó có cả những người đã vào sinh ra tử, đã được tôi luyện trong thép và lửa chiến tranh. Họ đã ngã gục trước những cám dỗ vật chất mà không ít cơ hội được tạo ra nhờ cơ chế đảng viên lãnh đạo. Chưa nói đến việc khi đã yên chỗ trong Đảng, những kẻ cơ hội lại tiếp tay kéo thêm những người cùng một bản chất thành những tốp, những nhóm làm cho tổ chức Đảng ngày càng tha hóa trước mắt nhân dân. Một Đảng bộ như PMU 18 vừa qua là một điển hình.
Sự dối trá đã dần dần được bình thường hóa trong xã hội Việt Nam hiện tại, một xã hội đã có cả nghìn năm văn hiến, lẽ sống của con người được đúc kết bằng những câu dạy dỗ thế hệ đời sau: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Những người trung thực, dần dần mất chỗ đứng cần thiết của mình trong xã hội, thay vào đó là những kẻ nịnh trên, nạt dưới, hống hách, cửa quyền, những ông “Quan cách mạng” trong thời đại mới. Họ sẵn sàng dối trá, họ sẵn sàng bất chấp sự thật, bất chấp tình cảm con người lao vào mục đích chính: Đồng tiền. Và khi trong tay đã sẵn đồng tiền, họ sẵn sàng tôn thờ chủ nghĩa hưởng thụ. Đó là con đường tất yếu phải đến của những kẻ cơ hội.
Tôi vẫn còn nhớ, một lần trao đổi chuyện nhân tình thế thái với một đảng viên trẻ, anh ta nói rất thân mật: “Với những người thẳng thắn như anh, chẳng có khi nào được vào Đảng đâu”. Một câu nói của bậc đàn em, người đã sinh ra sau chúng tôi cả một thế hệ, lên tiếng dạy dỗ chúng tôi cách để vào Đảng, những “phẩm chất” cần thiết để vào Đảng (!). Theo chúng tôi, đó là một sự nhục mạ lớn đối với lý tưởng của Đảng và đối với đất nước, dân tộc, khi Đảng là lực lượng duy nhất đang cầm quyền.
Có thể đó là nhận thức chỉ của một đảng viên trẻ, nhưng có một thực tế: Một đảng không muốn kết nạp những người trung thực, thẳng thắn vào hàng ngũ của mình, chỉ vì các chi bộ, các cấp ủy khó chấp nhận sự trung thực, thì đó là một tai họa cho Đảng. Họ sẽ tập hợp được ai?
Mới đây thôi, một lần hỏi chuyện một người đang làm chuẩn bị vào Đảng sau bao nhiêu năm miệt mài “phấn đấu” rằng: “Anh vào Đảng có phải vì lý tưởng Cộng sản, phục vụ nhân dân, phục vụ lợi ích đất nước làm đầu không?” Anh ta ngượng nghịu trả lời: “Sao hỏi khó nhau như thế”?.
Lý tưởng cộng sản, một điều mà những chiến sỹ cách mạng trung kiên không ngần ngại xưng ra với tất cả niềm tự hào tự tâm hồn mình truớc kẻ thù, đã là một cái ngượng nghịu của những người đứng trước ngưỡng cửa của Đảng. Điều đó thật không bình thường. Và người ta hiểu, anh ta không dám nói lên mục đích vào Đảng của mình vì lẽ gì.
Khi những tệ nạn đến mức không thể chấp nhận và những phương pháp đấu tranh không hiệu quả, người dân có những cách phản kháng của họ. Một trong những cách ấy là những câu chuyện tiếu lâm truyền miệng. Câu chuyện sau đây chắc cũng đáng để Đại hội suy nghĩ: Trong một cuộc họp khai trừ ra khỏi Đảng một đảng viên tha hóa, biến chất. Một quần chúng phát biểu: “Chúng tôi là quần chúng, không nhất trí nhận những người như thế này vào hàng ngũ chúng tôi. Trước đây, khi chưa kết nạp, anh ta là quần chúng tốt”.
Chính sách của Đảng lo cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh đã ì ạch khó khăn khi thực hiện, đất nước ngày càng tụt hậu. Bên cạnh đó, không tập hợp được một lực lượng không thiếu sự thông minh, tài giỏi đầy tính khách quan trong xã hội để đưa đất nước, đưa dân tộc đi lên. Những chính sách sai lầm, hậu quả của bệnh xa rời nhân dân, chỉ tiếp xúc với những báo cáo dối trá, càng tạo điều kiện cho những phần tử cơ hội lợi dụng và kéo xã hội vào vòng luẩn quẩn. Một “bộ máy hư hỏng” đã làm cho Đảng dần dần mất sức chiến đấu ngay trong khi cầm quyền trong thời hòa bình xây dựng. Đó là một thực tế.
Một ví dụ đơn giản như chính sách đoàn kết dân tộc, không phân biệt tôn giáo, thành phần, không định kiến, đã không được thực hiện, ngay cả khi có chủ trương chính sách đúng đắn. Điều đó dần dần được thể hiện trong cách cư xử, trong cách nói, cách hành động của những con người cụ thể, của nhiều tổ chức của Đảng và Nhà nước, đã thành nếp trong não trạng của những người thực hiện.
Tôi là một người Công giáo, chủ trương của Đảng là đoàn kết lương giáo, đoàn kết mọi thành phần dân tộc. Đó là một đường lối đúng đắn nhắm động viên toàn lực nhân dân xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Nhưng qua cách xử sự cụ thể của những con người, của những tổ chức đoàn thể cụ thể, chúng tôi hiểu rằng: dưới con mắt của các cơ quan Đảng, chúng tôi chỉ là công dân hạng hai. Điều này chứng minh không khó:
Những bài báo, những chương trình truyền hình khi nói về an ninh, về chính sách, về kinh tế… của những vùng Công giáo, ngay cả khi là lời khen cũng thường đi kèm những câu nói: “Mặc dù đây là vùng có số đông đồng bào theo đạo Công giáo, nhưng tình hình an ninh chính trị vẫn giữ vững, chính sách vẫn thực hiện tốt”… Đối với người Công giáo chúng tôi, đó là sự nhục mạ lớn. Thực tế thì trong xã hội hiện nay, những vùng Công giáo lại là những vùng sống có tình người, sự bác ái nhiều nhất và ít tệ nạn xã hội nhất. Đơn giản là vì họ có một niềm tin sâu sắc vào Thiên Chúa của họ, ở đó dạy cho con người sống phải biết “yêu thương mọi người như chính bản thân mình”.
Thế nhưng, như đã thành lệ, như một định kiến, những tác phẩm về đề tài Công giáo được xuất bản bởi các nhà xuất bản của Nhà nước, là những tác phẩm của những nhà văn ăn lương Nhà nước, được đưa vào sách giáo khoa như “Bão biển”, hoặc những tác phẩm như “Cuộc đời bên ngoài”, “Giáp mặt”… khi nói về đề tài này đã có cái nhìn phiến diện, phản ánh không đúng bản chất của những người Công giáo. Và để rồi người Công giáo nhận thức được rằng, đó là cái nhìn của Đảng, của nhà nước đối với mình. Còn người khác nhìn những người Công giáo với ánh măt nghi kỵ.
Thực chất, những tác phẩm và cách nhìn đó đã làm hại không nhỏ đến chính sách Đại đoàn kết toàn dân của Đảng.
Cái mất lớn nhất là mất lòng tin. Khi lòng tin không được vun trồng chăm bón bằng thứ nước sạch sẽ, ngược lại luôn được tưới vào đó những thứ nước dơ bẩn, đầy những độc tố của sự tha hóa, nó sẽ héo mòn và chết. Khi người dân không còn niềm tin, sự tồn vong của một chế độ, một lý tưởng dù đẹp đẽ, liệu có còn không?
Thưa Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X.
Những nghịch lý tồn tại trong xã hội đã quá nhiều, quá lâu càng ngày càng trầm trọng trong sự mong mỏi của đông đảo nhân dân Việt Nam về một sự đột phá để sửa chữa, điều chỉnh. Những nghịch lý đó đe dọa sự sống còn của một Đảng, một chế độ đã có một thời được coi là chuẩn mực trong con mắt bộ phận lớn nhân dân và hiện đang là lực lượng cầm quyền duy nhất của cả đất nước. Cái lớn hơn tất cả, là Đảng đó đang cầm quyền trong khi đất nước đang tụt hậu, mọi mặt của đời sống xã hội bị băng hoại chưa tìm ra lối thoát khả quan.
Nhưng tiếc thay qua bao kỳ Đại hội “thành công rực rỡ” bao nhiệm kỳ “hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ” của Đảng, những điều đó đã không được cải tiến. Trái lại, nó như một ung nhọt luôn sẵn sàng chực vỡ, dù cho đã có nhiều những sự cố gắng, hứa hẹn của các Ban Chấp hành Trung ương qua các nhiệm kỳ Đại hội của Đảng thể hiện bằng rất nhiều nghị quyết và chủ trương.
Viết đến những dòng này, tôi nhớ lời nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: “Đổi mới sau 20 năm đưa lại thành tựu như thế, tại sao Đảng lại chưa vững mạnh? Tại sao như vậy? Muốn trả lời câu hỏi này, Đảng cần phải xem lại mình, đánh giá lại mình một cách nghiêm túc. Đảng không phải không biết bệnh của mình, nên mới có Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), thế nhưng khi thực hiện lại không đủ năng lực, thiếu biện pháp, thiếu ý chí, thiếu bản lĩnh…”
Tôi cũng lại nhớ lời Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhắc lại trong thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần đây: “Một Đảng mà giấu khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có dám thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có những khuyết điểm đó, xét cả hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
Thực chất căn nguyên sâu xa của những vấn nạn đó ở chỗ nào?
Theo cảm nghiệm của tôi, trước hết, đó là sự tha hóa không tránh khỏi trong quá trình tuyệt đối hóa quyền lực, lợi ích của Đảng tách rời lợi ích nhân dân. Đó là cơ chế, thể chế tuyển chọn và đào tạo cán bộ là sự ưu tiên hàng ngũ “con ông cháu cha”. Đó là sự thiếu một thể chế công khai, minh bạch trong các hoạt động của Đảng và Nhà nước, trong hàng ngũ các cán bộ đảng viên giữ những trọng trách của đất nước. Đó là sự thiếu thâm nhập thật sự vào đời sống nhân dân, coi nhân dân thực sự là máu thịt của mình. Đó là sự thiếu một thể chế tuyển chọn và sử dụng những tài năng của đất nước có tâm huyết, không phân biệt thành phần, quá khứ, giai cấp, tạo ra một đội ngũ cán bộ ưu tú thực sự chứ không phải chỉ là những lời tự tán dương. Đó là sự thiếu dân chủ thật sự trong các hoạt động của Đảng cũng như các hoạt động của Nhà nước, của nhân dân để người dân thật sự là những người chủ đất nước, họ có trách nhiệm và cùng lo nỗi lo chung của đất nước như của chính mình. Đó là sự cần thiết phải quay trở lại đúng bản chất của một Đảng lấy dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh không chỉ bằng khẩu hiệu. Đó là một thể chế không lấy quyền chức làm mồi nhử cho các đảng viên và những người ngoài Đảng, để họ không thấy chức quyền là mục đích của họ. Đó cũng là việc phát huy thật sự quyền làm chủ của người dân không chỉ bằng khẩu hiệu viễn vông.
Thiết nghĩ, những điều đó không phải là mới, nhưng Đại hội Đảng X có thật sự nhận thấy nguy cơ trên hay không mới là điều quan trọng, và khi nhận thấy nguy cơ đó, Đại hội có thật sự biết hi sinh những lợi ích của mình, coi lợi ích dân tộc, đất nước là trên hết hay không, để tự mình có những cuộc chỉnh đốn và bứt phá, thoát khỏi tình hình hiện tại?
Một giai đoạn lịch sử đã qua, một trang mới đang đến, vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc đang được đặt vào trong tay của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mong đừng để lỡ cơ hội vàng của dân tộc, đừng để đất nước một lần nữa nhỡ chuyến tàu đưa đất nước đi lên. Đó là ước vọng và cũng là nhiệm vụ nặng nề toàn dân giao cho Đại hội Đảng X phải hoàn thành.
Xác định đúng mục đích, bản chất những thành tựu và cả những thiếu sót trong quá trình đã qua, nhằm hạn khắc phục những sai lầm, những hạn chế, đưa đất nước tiến nhanh trong khí thế kiêu hùng của dân tộc, không chấp nhận nỗi nhục đói nghèo, tụt hậu. Kiên quyết loại trừ tham nhũng thoái hóa trong đời sống xã hội, đó là con đường bắt buộc phải đi, vì sự trường tồn của đất nước. Những trách nhiệm nặng nề đó, đặt lên vai Đại hội X của Đảng lần này. Cụ thể hơn, lên tất cả những đại biểu tham dự Đại hội. Mong rằng, bằng tất cả lòng tự hào dân tộc, xác định rõ những trọng trách lớn lao của mình trước đất nước, các đại biểu Đại hội X xứng đáng với niềm tin, sự mong đợi của nhân dân.
Là một công dân, cũng như bao người Việt Nam khác trên mọi miền đất nước và trên khắp năm châu, tôi mong Đại hội lần này thực chất là một Đại hội xứng tầm cao và nhiệm vụ nặng nề của mình trong bối cảnh hiện tại của Đất nước. Đưa Việt Nam vững bước tiến lên theo kịp năm châu.
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2006.
Một công dân ngoài Đảng.
Email: Vinh1962@yahoo.com

 

 

 

Trả lời

  1. […] MỘT SỐ BÀI ĐĂNG TRÊN BÁO “LỀ PHẢI” […]


Bình luận về bài viết này